Vỏ tủ điện là gì, quy trình sản xuất vỏ tủ điện
Thế nào là tủ điện?
Tủ điện? trong mỗi tòa nhà, nhà máy, nhà xưởng đều cần đến tủ điện, bên trong tủ điện có rất nhiều thiết bị như MCCB,MCB,ACB,ATS,RCCB...và rất nhiều chi tiết do con người đấu nối mới đi đến hoàn thiện một chiếc tủ điện, vì vậy để tủ điện hoạt động một cách an toàn và hiệu quả cần đến những đơn vị lắp đặt tủ điện uy tín, có trình độ chuyên môn cao, máy móc hiện đại, kỹ sư có kỹ thuật cao.
Vậy Vỏ tủ điện không thể thiếu khi nhắc đến tủ điện?
Vỏ tủ điện là một phần quan trọng của tủ điện, vỏ tủ điện chứa các thiết bị đóng cắt MCCB,MCB, hay thanh cái đồng, đèn báo pha, đồng hồ đo đếm điện năng, không những vậy Vỏ tủ điện còn giúp bảo vệ toàn bộ thiết bị điện bên trong được đảm bảo an toàn, tránh bụi bẩn hay va trạm tác động từ phía ngoài, Vỏ tủ điện còn giúp nâng cao tuổi thọ của các thiết bị bên trong.
Nói như vậy chúng ta có thể hiểu Vỏ tủ điện có chức năn
Thiết kế và sản xuất vỏ tủ điện như thế nào?
- Để thiết kế và sản xuất Vỏ tủ điện, kỹ thuật phải lên bản vẽ chi tiết, thiết kế đục lỗ các vị trí trên cánh, các lỗ để lộ tay cầm gạt át, tính phôi thép CT3, sau khi đã lên thiết kế, bản vẽ được chuyển xuống kỹ thuật cơ khí để cắt, chấn, đột, gập, hàn các chi tiết thành phẩm, tiếp theo mới chuyển vỏ tủ điện đi sơn tĩnh điện.
- để tạo lên độ bền của vỏ tủ điện chúng ta phải sơn lên bề mặt thép CT3 một lớp sơn tĩnh điện, chống nước, chống bụi bẩn...
Quy trình sản xuất
- Chọn vật liệu dạng tấm kích thước phù hợp để cắt
- Đục lỗ trên máy đột CNC hoặc máy tay
- Mài nhẵn lỗ vừa đục
- Chấn định hình
- Hàn ghép và vệ sinh mối hàn
- Tẩy dầu mỡ bằng dung dịch NaOH
- Tẩy gỉ bằng dung dịch axit
- Định hình bề mặt
- Phốt-phát hóa bề mặt
- Rửa qua với nước rồi hong khô
- Phun bột sơn tĩnh điện với màu thích hợp
- Sấy khô ở nhiệt độ 190 – 200 độ C trong khoảng 10 phút
- Lắp ráp
- Kiểm tra và đóng gói
Những điều cần biết khi chọn mua vỏ tủ điện
Tùy thuộc vào nhu cầu và các thiết bị bên trong mà vỏ tủ điện có rất nhiều kết cấu đa dạng. Hãy xác định theo những tiêu chí sau đây để có một vỏ tủ như ý.
Xác định kích thước tủ điện
Kích thước tủ điện được xác định bằng những thiết bị dự định lắp trong vỏ tủ điện. Hãy đảm bảo rằng vỏ tủ điện có kích thước hợp lý. Không nên quá chật, gây khó khăn cho việc lắp đặt. Nếu có thể hãy để vỏ tủ rộng một chút cho thoải mái nếu như bạn không quan tâm lắm đến vấn đề chi phí và không gian đặt tủ.
Môi trường lắp đặt tủ
Môi trường lắp đặt ảnh hưởng đến độ bền của tủ điện. Những vỏ tủ nằm ngoài trời sẽ có yêu cầu khắt khe hơn so với những vỏ tủ trong nhà. Cũng như kết cấu sẽ thay đổi để đảm bảo ngăn chặn được sự xâm nhập của nước và bụi từ môi trường. Vỏ tủ ngoài trời cần có mái dốc để thoát nước. Cánh tủ được thiết kế để chống nước và bụi lọt vào. Ngoài ra tủ điện ngoài trời phải có lớp sơn tĩnh điện. Điều này đảm bảo cho tủ có khả năng chống chịu tốt với thời tiết.
Hình ảnh : Vỏ tủ điện do sơn hà sản xuất
Phân biệt vỏ tủ điện trong nhà và ngoài trời
Vỏ tủ điện ngoài trời có thiết kế mái che mưa để chắn cho nước mưa hắt vào bên trong tủ,và lớp sơn tĩnh điện có thể chịu được nắng mưa giúp tủ để lâu ngoài trời mà không bị han gỉ...
Vỏ tủ điện trong nhà
Vỏ tủ điện trong nhà
khác với tủ điện ngoài trời, vỏ tủ điện trong nhà là lớp mái bằng, tiêu chí đơn giản là che chắn bụi và các vật tác động từ bên ngoài vào thiết bị bên trong tủ...
Lựa chọn Vỏ tủ điện có 1 lớp cánh hay 2 lớp cánh?
Tủ điện 1 cửa chủ yếu sử dụng để chứa các thiết bị điện tử, thiết bị điều khiển nhỏ, có dòng điện bé. Chúng ít gây nguy hiểm cho người sử dụng. Tủ điện 2 lớp cánh dùng để chứa các thiết bị đóng cắt có dòng điện lớn. Mục đích nhằm cách ly các thành phần nguy hiểm với người vận hành mà vẫn đảm bảo được tính linh hoạt trong việc quan sát và điều chỉnh thiết bị.
Vỏ tủ điện 01 lớp cánh
Vỏ tủ điện 02 lớp cánh
Vỏ tủ điện sử dụng panel hay thanh gá?
Panel hay tấm bản gá là một tấm kim loại được gắn trong tủ. Nó có thể được tháo ra, lắp vào linh hoạt. Panel được sử dụng để gắn những thiết bị điều khiển nhỏ. Thường được dùng trên những tủ 1 lớp cánh. Sử dụng panel giúp lắp ráp thiết bị nhanh chóng, đơn giản.
Thanh gá hay giá đỡ là 1 hệ thống các thanh ngang – dọc. Nó có khả năng di chuyển. Thanh gá thường được sử dụng cho tủ điện 2 cửa nhờ tính cơ động, linh hoạt, có thể điều chỉnh trong khi lắp ráp thiết bị. Thanh gá được dùng ở những tủ có kích thước lớn, có độ sâu vỏ tủ ≥ 300mm.
Vị trí lắp đặt
- Khi muốn mua tủ điện, hãy luôn xác định vị trí mà bạn sẽ đặt vỏ tủ điện và thông báo cho nhà sản xuất:
- Tủ đứng sử dụng đế gắn chặt xuống nền bằng bulong.
- Tủ treo cột sẽ có đai ôm cột để treo tủ.
- Tủ treo tường sẽ có móc gắn tường tiện lợi cho việc lắp đặt.
Độ dày tôn vỏ tủ điện?
Chọn độ dày tôn thích hợp cho vỏ tủ điện có nhiều lợi ích. Điều này vừa tạo được sự thẩm mỹ cho tủ, vừa tối ưu được giá thành sản phẩm. Nếu tủ quá nhỏ mà sử dụng tôn dày sẽ làm tủ nhìn thô kệch, mất thẩm mỹ. Trọng lượng nặng làm giá vỏ tủ cao hơn. Nếu tủ quá lớn mà dùng tôn mỏng sẽ làm kết cấu tủ yếu, không vững. Ngoài ra tủ sẽ dễ móp méo, biến dạng khi bị va đập. Cửa tủ dễ bị cong vênh gây mất thẩm mỹ cho vỏ tủ.
Độ dày tôn được khuyến nghị cho từng độ cao của vỏ tủ như sau:
- Chiều cao vỏ tủ <400mm: tôn dày 1.0mm
- Chiều cao vỏ tủ 400 – 800mm: tôn dày 1.2mm
- Chiều cao vỏ tủ 800 – 1800mm: tôn dày 1.5mm
- Chiều cao vỏ tủ 1800 – 2200mm: tôn dày 2.0mm
Lưu ý: Nếu vỏ tủ điện có nhiều chi tiết phức tạp, nhiều lỗ khoét thì tốt nhất hãy cung cấp những bản vẽ kỹ thuật thật chi tiết. Điều này giúp tránh những sai sót đáng tiếc trong quá trình sản xuất, gây ra những thiệt hại không đáng có cho cả khách hàng và nhà sản xuất.
Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về vỏ tủ điện. Đừng quên cập nhật những thông tin bổ ích trong những bài viết tiếp theo nhé.