CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN SƠN HÀ
CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN SƠN HÀ
Tủ điện – Tủ rack – Thang máng cáp
banner

Lắp đặt tủ điện công công nghiệp

1. Tổng quan về tủ điện công nghiệp

1.1 Tủ điện công nghiệp là gì?

Tủ điện công nghiệp là nơi chứa đựng các thiết bị điện, cầu dao, biến tần, biến thế, biến áp, cách đấu nối, mạch điều khiển, nhằm điều khiển hệ thống phân phối điện cho một hệ thống phụ tải nào đó… 

Tủ điện công nghiệp thường có cấu trúc lớn so với các tủ điện nhỏ tại gia đình

1.2 Cấu tạo của tủ điện công nghiệp

Các thiết bị chính trong tủ điện hạ thế bao gồm:

  • MCB hoặc một bộ thiết bị không khí từ có tính năng ngắt mạch điện tự động
  • Khóa liên vùng
  • Giá đỡ
  • Máy biến dòng
  • Rào cản dòng điện xuôi và ngược
  • Thanh cái chính, vấu cáp được thiết kế nén hoặc cơ khí
  • Cầu chì
  • Phụ kiện cầu dao
  • Công tắc ngắt mạch
  • Rơ le phụ
  • Thiết bị đo sáng
  • Điều khiển máy biến áp
  • Công tắc điều khiển
  • Đèn báo

tủ điện công nghiệp

Hình ảnh: Tủ điện công nghiệp

Các thiết bị chính trong tủ điện trung thế bao gồm:

  • Bộ ngắt mạch
  • Máy biến áp
  • Rơ le
  • Thiết bị chuyển mạch
  • Mạch chính
  • Khoang dụng cụ
  • Máy đo & dụng cụ
  • Thiết bị điều khiển
  • Phụ kiện ngắt
  • Kiểm tra công tắc
  • Cửa chớp
  • Rào chắn

Các thiết bị chính trong tủ trung tâm điều khiển động cơ điện áp thấp bao gồm:

  • Máy biến áp
  • Mạch chính
  • Bộ phận khởi động
  • Thiết bị bảo vệ động cơ
  • Đĩa nâng
  • Đèn báo tín hiệu
  • Nút ấn
  • Công tắc điều khiển
  • Bộ điều khiển quá trình PLC

Các thiết bị chính trong tủ điện công nghiệp khởi động trung thế bao gồm:

  • Khoang dụng cụ
  • Công tắc tơ
  • Đồng hồ bấm giờ
  • Cái thu lôi
  • Thiết bị bảo vệ quá tải
  • Máy biến dòng
  • Đồng hồ đo
  • Rơle phụ
  • Thiết bị kiểm soát
  • Biến áp điều khiển

1.3 Chức năng của tủ điện công nghiệp

  • Tủ điện công nghiệp giúp điều khiển toàn bộ hệ thống điện
  • Tủ điện đảm bảo an toàn cho khu vực đặc biệt ở những nơi có hệ thống điện phức tạp, nhiều thiết bị điện
  • Tủ điện công nghiệp giúp đảm bảo tính liên tục cấp nguồn cho hệ thống điện, hệ thống máy hoạt động luôn đảm bảo được an toàn tránh những rủi ro cho máy và cho mọi người.

1.4 Phân loại tủ điện công nghiệp

  • Tủ điện phân phối: Tủ điện phân phối điện đến các phụ tải công suất cao

Tủ điện điều khiển trung tâm: Vận hành hoặc điều khiển từ xa nhằm đảo chiều hoặc đóng ngắt động cơ hoặc tăng giảm tốc độ quay của động cơ.

  • Tủ điện chuyển mạch: dùng cho những nơi yêu cầu cấp điện liên tục, hệ thống điện có nguồn dự phòng là các máy phát điện. 
  • Tủ điện cho hệ thống chiếu sáng: Điều khiển toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng.
  • Tủ bơm phòng cháy chữa cháy: được cài đặt chế độ tự động điều khiển hệ thống bơm bù áp nếu phát hiện hệ thống bị rò nước. Khi có báo cháy, tủ điện sẽ được vận hành. 
  • 3. Tiêu chuẩn lắp đặt tủ điện công nghiệp

    • Lắp đặt tủ điện công nghiệp cần tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.
    • Tiêu chuẩn lắp đặt tủ điện đang được áp dụng hiện nay đó là: TCVN 7994-1:2009.
    • Tiêu chuẩn Việt Nam về lắp đặt tủ điện TCVN 7994-1:2009 có nội dung tương đương với tiêu chuẩn IEC 60439-1: 2004

    4. Phụ kiện lắp đặt tủ điện công nghiệp

    Để lắp tủ điện, bạn cần chuẩn bị những phụ kiện quan trọng nhất sau đây:

    • Aptomat
    • Công tắc tơ
    • Rơle điện
    • Nút nhấn
    • Khóa và bản lề

    5. Quy trình lắp đặt tủ điện công nghiệp 

    Bước 1: Đọc hiểu bản vẽ và danh sách vật tư trong tủ điện công nghiệp

    • Khi đọc bản vẽ cần kết hợp với danh sách vật tư tủ điện xem các thiết bị trên bản vẽ có thiếu thừa gì so với danh sách vật tư không.
    • Phản hồi lại với người quản lý cấp trên nếu có, để có phương án nhập thêm vật tư hoặc chỉnh sửa thiết kế.

    Bước 2: Gá lắp thiết bị điện lên tủ điện công nghiệp

    • Trường hợp có bản vẽ thiết kế các bạn sẽ gá lắp theo bản vẽ thiết kế.
    • Trường hợp tủ chưa có bản vẽ thiết kế: các bạn nên lắp sắp xếp sao cho diện tích sử dụng là ít nhất, tiết kiệm dây dẫn điện và đảm bảo được cả tính thẩm mỹ.
    • Cách sắp xếp hợp lí nhất được bố trí như sau:
    • Aptomat tổng đặt trên cùng góc trái;
    • Góc phải trên cùng lắp cầu chì, bộ nguồn, bộ bảo vệ pha;
    • Các át nhánh để xuống hàng bên dưới;
    • Sau là bộ điều khiển, rơ le trung gian;
    • Tiếp theo đến contactor, rơ le nhiệt;
    • Dưới cùng là cầu đấu.

    Bước 3: Dán tên các thiết bị trên tủ điện công nghiệp

    • Để công việc đấu nối nhanh, cần phải dán tên các thiết bị theo bản vẽ để khi đấu không phải xem lại bản vẽ, đếm lại số thứ tự thiết bị nhiều lần.
    • Các nhãn tên thiết bị thường được in bằng máy in Brother, MAX,…
    • Máy thông dụng hay sử dụng ở các nhà máy lắp ráp tủ điện để in nhãn thiết bị và ống nhãn để đấu dây là máy LM-550.
    • Lưu ý: Sử dụng loại nhãn phù hợp; Cỡ chữ sao cho vừa để nhìn; Chiều dài nhãn phù hợp với từng thiết bị; Chọn chế độ cắt, để đường thẳng, nét đứt hoặc không cắt.

    Bước 4: Gia công, lắp ráp thanh cái đồng; đấu nối mạch động lực của tủ điện công nghiệp

    • Với các tủ điện phân phối có dòng định mức của át tổng nhỏ hơn 50A thì các át nhánh sẽ được kết nối với át tổng bằng dây dẫn, thanh cài răng lược.
    • Các tủ điện có dòng điện át tổng từ 100A trở lên thông thường sẽ được kết nối bằng thanh cái đồng.

    Bước 5: Đấu nối mạch điều khiển trong tủ điện công nghiệp

    • Đo và cắt dây điều khiển nên để mỗi đầu dài dư ra từ 5-10cm, để có thể uốn dây và thít dây cho sóng dây mà không bị căng.
    • Sau khi cắt dây sẽ cho nhãn dây vào từng dây điện điều khiển.
    • Tiếp đến là bóp cốt điều khiển.
    • Cuối cùng là đấu dây theo bản vẽ.

    Bước 6: Kiểm tra nguội tủ điện đã lắp ráp, đấu nối

    • Kiểm tra thiết bị đóng cắt đã đấu đúng sơ đồ nguyên lý chưa;
    • Kiểm tra nhãn mác thiết bị;
    • Kiểm tra độ chặt của các điểm đấu nối cơ khí và điện, các điểm kết nối cần đánh dấu bằng bút dấu;
    • Kiểm tra nhãn mác thiết bị;
    • Kiểm tra và loại bỏ các dụng cụ còn để trong tủ điện;
    • Đo cách điện giữa các pha, giữa các pha với tiếp địa.

    Bước 7: Kiểm tra tủ điện chạy đơn động và liên động không tải

    • Đo điện áp đầu vào xem ổn định chưa
    • Bật át tổng lên, bật át nhánh và đo kiểm tra điện áp sau át nhánh
    • Kiểm tra mạch điều khiển
    • Cài đặt các tham số trên HMI, rơ le thời gian, rơ le nhiệt
    • Kiểm tra lại lần cuối các thiết bị trong tủ điện so với list danh sách thiết bị

    Bước 8: Vệ sinh tủ điện công nghiệp

    • Sau khi trải qua hết các công đoạn trên sẽ cần vệ sinh tủ điện bằng máy hút bụi và các vật dụng cần thiết.
    • Đảm bảo tủ điện không bị mạt sắt hoặc bụi bẩn.

    6. Quy trình lắp đặt tủ điện phân phối

    • Bước 1: Viết ra sơ đồ phân bổ những thiết bị mà cùng nguyên lý hoạt động
    • Bước 2: Chuẩn bị sẵn các loại vật liệu và thiết bị cho thi công lắp đặt tủ điện
    • Bước 3: Tìm vỏ tủ điện chứa các thiết bị điện trước đó đã chuẩn bị cho lắp đặt tủ điện
    • Bước 4: Tự sắp xếp những bộ phận lên bảng điện để lắp tủ điện
      • Bước 5: Đấu dây điện để hoàn thành lắp đặt 
      • Bước 6: Kiểm tra lại sự an toàn từ các thiết bị, bảng điện
      • Bước 7: Lập khung chân cho tủ điện và kéo nguồn dây về phía tủ điện
      • Bước 8: Kiểm tra lại lần cuối sự an toàn từ trong ra ngoài 
      • Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng
      • Bước 2: Ghép các khoang tủ
      • Bước 3: Nối các thanh cái và tiếp địa
      • Bước 4: Nối cáp động lực
      • Bước 5: Nối cáp điều khiển từ thiết bị bên ngoài vào tủ
      • Bước 6: Kiểm tra tủ trước khi đóng điện

lắp đặt tủ điện công nghiệp

Hình ảnh: Tủ điện công nghiệp Sơn hà cung cấp cho công trình

- Sơn Hà là nhà sản xuất thi công điện với  hơn 10 năm kinh nghiệm, sản xuất Tủ điện công nghiệp, Thang Máng cáp, Tủ Rack và phụ kiện với chất lượng tốt nhất. 1000+ đơn vị tin dùng suốt 10 năm qua. Khẳng định chất lượng – thương hiệu hàng đầu. Cam kết giá tốt nhất. Tư vấn hiệu quả – hỗ trợ kỹ thuật 24/24…

- Nhà máy sản xuất của Sơn Hà được đầu tư xây dựng tại Cụm công nghiệp di trạch, Hoài Đức, Hà Nội, với các trang thiết bị, máy móc hiện đại. Đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe nhất về chất lượng. Sản xuất cung cấp nhanh nhất các loại Tủ điện công nghiệp, Thang Máng cáp, Tủ Rack và phụ kiện, chất lượng tốt nhất cho thị trường Việt Nam.

Liên hệ ngay với Sơn Hà để chúng tôi hỗ trợ khách hàng tốt nhất, hiệu quả nhất, giá thành tốt nhất, thỏa mãn nhu cầu mua hàng của quý khách
  • CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN SƠN HÀ
  • Hà Nội : TDP số 2, Phố An Hòa, P. Mộ Lao, Q. Hà Đông, TP Hà Nội, Việt Nam
  • Nhà máy sản xuất : Cụm công nghiệp di trạch Hoài Đức Hà Nội
  • Hotline: 0982.968.786
  • Email: vandungkd68@gmail.com - Codiensonha68@gmail.com
  • Skype: vandungkd68